Danh mục sản phẩm
Lịch sử quyền Anh
Cũng giống như các môn võ có truyền thống lâu đời khác, quyền Anh có một lịch sử đầy thăng trầm. Người ta khó mà xác định được mốc thời gian cụ thể về lịch sử hình thành cũng như người đã sáng lập ra môn võ này. Bởi vì nó trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, có lúc phát triển, có lúc suy thoái, nhiều lần thay đổi luật lệ, kỹ thuật và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đầy biến động trước khi trở thành một môn thể thao như ngày nay.
Chính vì môn này có một lịch sử phức tạp như vậy nên phóng viên TGVT chỉ xin trích lược một số giai đoạn quan trọng của môn võ này :
Nhiều chứng minh chỉ ra rằng quyền anh có sớm ở bắc châu Phi khoản 4000 năm TCN và Địa Trung Hải khoảng 1500 năm TCN. Hy Lạp khoảng 900 năm TCN và La mã cổ đại 500 năm sau Công Nguyên.
Khoảng 3700 năm trước Công nguyên, ở xứ Mésopotamie (cổ Hy Lạp) đã lưu hành môn đấu quyền, thuỷ tổ của môn quyền Anh ngày nay. Có một thời gian môn này bị suy giảm, mãi đến năm 1750 trước Công nguyên mới thịnh hành trở lại. Bấy giờ, vào những ngày nghỉ ngơi người ta thường tổ chức thi đấu quyền, với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp.
Đất nước Hy Lạp phát triển khá mạnh mẽ những cuộc thi đấu quyền, thậm chí còn cho phép các đối thủ được phép mang thêm dây da hoặc dây sắt vào tay để hạ đối thủ nhanh hơn, bởi luật thi đấu lúc đó là đấu đến khi nào có một người không thể tiếp tục đấu nữa mới thôi! Đến năm 746 trước Công nguyên, sau khi La Mã tiêu diệt Hy Lạp, môn đấu quyền cũng truyền theo đến La Mã với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp thanh niên.
Tuy nhiên, do sự phát triển môn đấu quyền ngày càng đi sâu vào sự tàn nhẫn, nên đến năm 404 trước Công nguyên, hoàng đế La Mã là Theodosius đệ nhất đã ra lệnh cấm hẳn môn đấu quyền
II. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN :
Mãi đến thế kỷ 16, môn đấu uyền xa xưa của Hy lạp – La Mã đã trở thành một hoạt động ưa chuộng của giới trung lưu và thượng lưu ở nước Anh trong phong trào phục hưng.
Từ năm 1719 đến năm 1730 James Figg đã hạ tất cả các đối thủ và được tôn lên chức “Vô Địch Quyền Anh” đầu tiên, và cũng là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền.
Sau đó, một nhà vô địch người Anh thế hệ nối tiếp là Jack Broughton đã đi xa hơn: mở trường dạy đấu quyền, phát minh ra đôi găng tay để giảm bớt tai nạn trong thi đấu, lập ra qui tắc đấu quyền mang tính thể thao hơn..
Năm 1973, Jack Broughton sửa đổi lại thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn thành bộ “LUẬT QUYỀN ANH” chính thức.
Theo thể lệ tranh giải võ đài Luân Đôn, mỗi trận chia ra làm từng hiệp một và chỉ chấm dứt khi nào một võ sĩ bị đánh knockout.Nếu võ sĩ bị đánh ngã trong vòng 30 giây mà không đứng dậy thì trọng tài sẽ tuyên bố thắng cho võ sĩ đã đánh ngã. Đặc biệt là các đấu sĩ được phép dùng các đòn vật trong trận đấu.
Đến năm 1865, một hầu tước người Anh là Queens Beery Vlll lại cải tiến qui tắc đấu quyền thành một qui tắc mang tính tài tử hơn: chỉ đấu ba hiệp, mỗi hiệp ba phút, thay vì đấu mười sáu hiệp như qui tắc Broughton.
Năm 1872, bộ luật của Queens beery chính thức được áp dụng vào những trận đấu.
Sau này qui tắc Broughton trở thành luật thi đấu quyền Anh nhà nghề và qui tắc Berry trở thành luật thi đấu quyền Anh tài tử.
Năm 1904, lần đầu tiên được đưa vào chương trình thế vận hội Olympic và trở thành môn thi đấu chính thức của các kỳ thế vận hội.
Năm 1920, liên đoàn Quyền Anh thế giới (AIBA) ra đời.
Năm 1994, đã có 122 quốc gia gia nhập AIBA, cho đến nay theo thống kê trên trang web của AIBA đã có 194 quốc gia (trong đó có Việt Nam) trực thuộc tổ chức này.
III. Quyền Anh ở Việt Nam
Người Pháp đã mang môn quyền Anh đến Việt Nam. Tại Sài Gòn vào những năm 1925, môn quyền Anh bắt đầu xuất hiện giữa những lính viễn chinh Pháp lan dần ra giới thanh niên qua những lần thi đấu võ đài. Phải chờ đến những năm bước vào thế chiến thứ hai thì môn quyền Anh mới phát triển rộng rãi hơn và bắt đầu có những giải vô địch . Những người Việt Nam nổi tiếng trong các giải vô địch quyền Anh toàn Đông Dương có thể kể như : võ sĩ Muôn, Văn Phát ( tức Kid Demsey), Minh Cảnh…
Sau năm 1954, môn quyền Anh được phục hồi trong tổ chức Tổng cục Quyền Thuật Việt Nam, từng cử võ sĩ tham dự thi đấu giải Sea Games nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ có một Phan Thiện Tư tức Minh Thành con (anh của Phan Văn Sáu, Phan Văn Mười) là đạt được huy chương đồng mà thôi. Ngoài ra, có thể kể thêm Nguyễn Sang, là võ sĩ duy nhất của Nam Việt Nam đạt huy chương đồng trong giải quyền Anh quân đội Châu Á. Dù vậy, môn quyền Anh vẫn tồn tại ,với số lượng người tập luyện tương đối hạn chế và giải vô địch tổ chức hàng năm chung với giải vô địch võ tự do.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VÕ PHỤC KIM MINH
ĐC: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)
Email: vophuckimminh@gmail.com
Tin tức khác
-
Giá: 240.000
-
Giá: 450.000
-
Giá: 320.000
-
Giá: 440.000
-
Giá: 600.000
-
Giá: 150.000
-
Giá: 260.000
-
Giá: 25.000