Danh mục sản phẩm
Okinawa vùng đất tổ của Karate (Phần 2)
Môn võ bản xứ
Thuyết khác cho rằng Karate là sản phẩm riêng biệt của nền văn hóa dân tộc Okinawa, căn cứ trên các điệu múa cổ truyền của dân đảo Ryukyu. Các động tác múa do các nam diễn viên biểu diễn trong các ngày lễ lớn có phần tương tự với các đòn thế môn Karate ngày nay. Như vậy các vũ công Okinawa là những người tiên phong của môn karate. Thuyết này cũng vấp phải câu hỏi: nhung những vũ điệu này bắt nguồn từ đâu?
Năm 1372, vua Sato của Okinawa thần phục hoàng đế Trung Hoa (Minh Thái Tổ), đưa lãnh thổ này đến địa vị một nước chư hầu, mở rộng cửa đón nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Trong nhiều thế kỳ sau đó, môn quyền pháp đã tìm đường vào Ryukyu, tạo nên một đấu pháp đặt biệt có tham khảo đòn thế của môn Tode, môn chiến đấu của dân Okinawa thời cổ.
Năm 1393, Minh Thái Tổ gởi đến đảo Okinawa một số lái buôn và các nhà thủ công nghệ, để giúp xứ này phát triển kinh tế. Nhóm Hoa kiều này chẳng bao lâu thành lập một cộng đồng người Hoa vỏn vẹn có 36 gia đình và tương truyền đây là nhóm người có công phát triển môn quyền pháp trong toàn lãnh thổ Ryukyu.
Năm 1429, Okinawa trở nên một vương quốc thống nhất dưới quyền cai tri của vua Haski. Ý thức về vị trí hẻo lánh của vương quốc mình, đồng thời cải thiện kinh tế của Minh Triều. Hashi mở rộng giao thương kinh tế với các quốc gia khác. Trong hai thế kỷ sau đó, hai thành phố lớn của Okinawa là Slauri và Naha trở thành trung tâm của các trục giao thông hàng hóa, hàng Ấn Độ và đồ tạp hóa của các nước Đông Nam Á tấp nập đưa tới Okinawa.
Cuộc giao thương này có ảnh hưởng lớn đến nền võ thuật Okinawa vì dân bản xứ được tiếp xúc với các lái buôn Ả Rập, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan thường lui tới hai trung tâm thương mại này. Dĩ nhiên chỉ việc tiếp xúc như vậy không đủ đưa ta đến kết luận là đã có một cuộc trao đổi về võ thuật. Nhung khi ta thêm vào hai yếu tố những người dân biển sống heo hút cách biển với đất liền và có óc phóng thoáng như thế tất nhiên luôn luôn háo hức tiếp thu mọi nền văn hóa. Đồng thời chúng ta lại thấy một số đòn thế tương tự đòn Karate phổ biến rộng rãi ở Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan và các đảo khác trong vùng biển Nam Hải. Những sự việc trên đưa chúng ta ngược thời gian trở về những cảnh tượng ngoạn mục với những cuộc chạm trán đẫm máu giữa các hải tặc giang hồ và thủy thủ những tàu buôn, hoặc những cảnh ẩu đả nhau giữa thủy thủ của nhiều nước, tận tình tặng cho nhau những ngón nghề khủng khiếp… chắc chắn trong những vụ này, dân Okkinawa đã thâu thập phần lớn, nếu không nói là hầu hết các kỹ thuật chiến đấu của dân vùng Đông Nam Á.
Từ năm 1432 đến 1570, Okinawa đã thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi sứ thần với 44 nước, trong đó có Việt Nam, Thái Lan và nhiều tiểu quốc trong quần đảo Nam Dương. Sự kiện này cho ta phỏng đoán thêm nền võ thuật Okinawa còn nước trên bán đảo Đông Dương, đặc biệt là các đòn thế sử dụng bàn tay và ngón tay trong các bài thảo.
Không thủ đạo (Karate)
Năm 1609 là năm quan trọng nhất trong lịch sử Okinawa.
Satsuma là một tộc đảng lớn ở miền Nam. Kyushn (Nhật Bản) đã thất trận trong cuộc nội chiến năm 1600. Tộc đảng Tokugawa thắng trận. Theo phong tục Nhật, phe thắng cho phe thua được giữ lại lãnh thổ của mình như một lãnh chúa (Tozama daimyo).
Tuy nhiên, phe thắng trận Tokugawa vẫn lo sợ phe thua Satsuma ngấm ngầm tổ chức lại lực lượng quân sự rồi một ngày nào đó bất ngờ vùng dậy. Để nhổ một cái gai trước mắt và diệt trừ hậu hoạn, phe thắng lấy cớ cần phải đưa người xuống “giúp đỡ” dân đảo Ryukyu, bèn đày cả tộc đảng. Thua trận Satsuma mang quân lính cùng hầu đoàn thê tử, xuống Okinawa sinh sống.
Biến cố này mag lại hậu quả là chấm dứt nền độc lập của Okinawa, và lãnh chúa Satsuma làm bá chủ quần đảo Ryukyu.
Nhưng tập đoàn quân sự thống trị đã phải chiến đấu với một dân tộc đầy kiêu hãnh, mãnh liệt và tự tin. Thái độ chống đối khăng khăng của họ không cho phép ai làm tan vỡ tin thần họ, dù cho đó là người Nhật, những kẻ nhờ ưu thế số đông, binh giáp và các chiếm sĩ đã chiếm đóng quê hương họ.
Nhân dân đảo Okinawa liên tục tấn công quân đội Nhật bằng chiến tranh du kích, nhờ địa thế xa xôi cách trở giữa Nhật Bản và đảo Okinawa, lực lượng chiếm đóng đã gặp trở ngại lớn lao khi phải bổ sung vật liệu và nhân lực để trám vào chỗ tổn thất. Trong nổ lực củng cố địa vị và chế ngự nhân dân Okinawa, người Nhật đã ra lệnh tịch thu mọi vật dụng bằng kim khí trên đảo. Nghĩa là tịch thu mọi vũ khí dụng cụ, đồ dao kéo, mọi nguồn gốc thay thế, kể cả soong chảo và dụng cụ nấu ăn. Mọi lò rèn, lò đúc bị triệt hạ. Người Nhật giải giới dân đảo Okinawa. Việc tàng trữ và sử dụng binh khí cấm kẻ vi phạm bị tịch thu binh khí và xử phạt tàn khốc. Giờ đây, người Nhật yên chí rằng họ đã triệt hạ được lực lượng chống đối và công việc của họ ở đây sẽ dễ dành hơn nhiều. Qủa có như vậy thật, nhưng chỉ là trong thời gian ngắn.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VÕ PHỤC KIM MINH
ĐC: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)
Email: vophuckimminh@gmail.com
Tin tức khác
- 4 hệ phái lớn của karatedo
- Lịch sử hình thành và phát triển karatedo (Phần 2)
- Lịch sử phát triển của karatedo (Phần 1)
- Okinawa vùng đất tổ của Karate (phần cuối)
- Okinawa vùng đất tổ của Karate (Phần 1)
- Quan niệm phòng thủ của karate
- Những Kĩ Thuật Căn Bản Của Karatedo – Nguyên lý vật lý
- Những Kĩ Thuật Căn Bản Của Karatedo – Nguyên lý tâm lý
- Những Kĩ Thuật Căn Bản Của Karatedo – Thân pháp: (Tai Kawasi)
- Những Kĩ Thuật Căn Bản Của Karatedo – Tấn pháp: Tachiwara
-
Giá: 150.000
-
Giá: 130.000
-
Giá: 200.000
-
Giá: 260.000
-
Giá: 290.000
-
Giá: 150.000
-
Giá: 300.000
-
Giá: 250.000