Top

Okinawa vùng đất tổ của Karate (phần cuối)

Đoàn kết diệt thù

Những dân đảo Okinawa không hề nghỉ ngơi. Trong nhiều bộ tộc lâu đời người ta bàn tán, kể cho nhau nghe những bộ chuyện xưa cũ từ thời trai trẻ. Một vài người trong bọn họ có dịp sang Trung Hoa, khi về thuật lại câu chuyện về các chiến sĩ tay không xuất quỉ nhập thần, những kẻ dùng chân, tay không đánh bại địch thủ tay không hay có võ trang, hoặc đôi khi họ chỉ sử dụng vũ khí bằng gỗ mà thôi. Dân Okinawa cũng bắt đầu làm quen và sử dụng các vũ khí bằng gỗ.

Để đẽo các vũ khí bằng gỗ này, các hảo thủ Okinawa ra tay sát hại các tên lính gác và đoạt lấy các con dao trong làng. Thấy rằng chống cự lẻ tẻ không mang lại hiệu quả, các võ sĩ Okinawa thuộc hai môn phái Quyền pháp và Tode đã mật đàm với nhau đồng ý với nhau kết hợp thành một phe vào năm 1692, dựng chung trong một mặt trận thống nhất chống lại kẻ thù. Sự kiện này làm nảy sinh một môn võ mới. Môn phái này đặt tên là Te. Te có nghĩa là bàn tay, hoặc Okinawa te (Xung thằng thủ), dịch thoáng là môn võ của dân Okinawa. Môn võ này bành chướng mạnh ở thế kỷ 17, kỹ thuật giống như môn Karate ngày nay.

Trong những năm đầy của phong trào này, việc tập luyện Te được che giấu hết sức bí mật vì kỷ luật sắt của nhà cầm quyền. Lãnh chúa Satsuma âm mưu trừ tuyệt mọi dấu vết võ thuật Okinawa. Bao võ đường đầu tiên dạy môn Te được thành lập ở Shuri. Naha và Tomari. Võ sinh tập luyện dưới hầm để tránh đôi mắt cú vọ của bọn Samurai của Satsuma. Kẻ nào bị tình nghi phản bội sẽ bị bắt cóc trong đêm tối, được thả xuống thuyền với một con dao hay một con dê con, cho ra khơi độ một dặm biển. Đến đó, người ta cắt cổ con vật rồi ném nó lên sàn thuyền. Lũ cá mập nghe mùi máu nhào tới, tên chỉ điểm sẽ mất thăng bằng, rơi xuống biển. Đó là một mạng lưới an toàn vô cùng hữu hiệu.

punch Okinawa vùng đất tổ của Karate (phần cuối)

Vì tình hình vô cùng nghiêm trọng như thế, nên môn Te chỉ có hai đặc tính:

-         Thứ nhất: nó trở nên một môn võ bí truyền vì chỉ được chỉ dạy trong vòng bí mật.

-          Thứ hai: nó trở nên vô cùng khủng khiếp vì mục đích của người tập là giết chết hay ít ra cũng đánh cho quân thù tàn tật suốt đời.

Người Nhật chẳng bao giờ khám ra chỗ các võ sư và môn sinh tập luyện võ nghệ. Gần như họ không thề thấy được sức đề kháng đang âm thầm trổi dậy. Lần hồi hết tên lính gác này đến tên lính gác khác bị giết chết. Vũ khí của bọn chúng bị tịch thu, con dao và sợi xích biến mất. Ngày này sang ngày khác, tháng nọ đến tháng kia, hết năm rùi lại năm, việc không thể làm được đã làm được. Các báo cáo quân sự cho thấy con số lính gác bi giết chết gia tăng. Dân trong đảo đã phát triển môn võ Okinawa-Te cho đến nỗi tay chân họ sắc bén như gươm, giết người dễ dàng. Các cây côn ly tâm lực (Nunchaku và Tunfa) của họ dư sức đập tan giáp trụ và người mặc nó.

Ngoài việc truyền lại cho quân dân kháng chiến những đòn thế đã học được trước kia, các võ sư Okinawa còn tuyển chọn các hảo thủ bậc nhất của đảo sang Trung Quốc học hỏi thêm những chiêu thức thật lợi hại, và họ có toàn quyền đề nghị lương bổng thật hậu để mời các võ sư Trung Hoa về Okinawa truyền giảng. Tương truyền có hai người được tuyển chọn như thế.

Người thứ nhất là Sakugawa từ Shuri đi Trung Quốc năm 1724 để tìm thầy học võ. Ông đi biền biệt nhiều năm, bà con thân tộc tưởng đâu ông bỏ xác nơi xứ người, hay đã vào trong bụng cá. Đột nhiên một ngày kia ông trở về, vóc dáng ông thay đổi nhiều, toát ra một tài năng hiếm có. Ông mở một võ đường tên là Sakugawa, thuần túy dạy võ Trung Hoa.

Người thứ hai là Shionja cũng là dân ở Shuri. Ông kết thân với một người bạn Trung Hoa tên là Kushanku (phát âm theo tiếng Nhật), theo người này sang Trung Hoa luyện võ. Năm 1784, ông trở lại Okinawa truyền dạy một quyền pháp.

Mãi đến năm 1903, môn Karate mới được công khai biểu diễn lần đầu tiên ở Okinawa.

Kỹ thuật Karate

Sau khi môn Karate đã công khai biểu diễn trước quần chúng, ta thử nhìn lại từ ngày đầu phôi thai môn võ và nêu lên vài nhận xét về phương diện kỹ thuật đòn thế.

-         Môn Tode (Đường thủ) được xem như sản phẩm địa phương của Okinawa, chuyên dùng quả đấm. Kỹ thuật đấm này kỳ lạ thay lại được gọi là Taiso (Thái Tổ). Người ta nói Thái Tổ đây là vua nhà Đường (618-906) ở Trung Hoa.

Tại sao người Trung Hoa lại dùng hai danh từ trên: Tode và Taiso để chỉ một đấu pháp rặc ròng của người bản xứ Okinawa. Có thuyết giải thích rằng tại người Okinawa chịu ảnh hưởng của các quan cai trị người Trung Hoa trong thời gian quá dài và hâm mộ nền văn hóa Trung Hoa. Lối giải thích này vẫn chưa thỏa đáng lắm và vấn đề kể như chưa giải quyết.

-         Võ Kempo (Quyền pháp) của người Trung Hoa trên đảo Okinawa chuyên sử dụng cạnh lưỡi bàn tay (Khai thủ).

-          Môn Karate khi đã định hình được coi là tổng hợp của các kỹ thuật: quả đấm của Okinawa, xỉa đầu ngón tay của Đài Loan, cạnh lưỡi bàn tay của Trung Quốc và cước pháp của các dân tộc Đông Nam Á.

Như đã trình bày Okinawa và Thái Lan cùng với các nước trên bán đảo Đông Dươg đã có nhiều cuộc trao đổi giao thương với nhau, do đó kỹ thuật đá cứ thế du nhập trực tiếp từ các nước đó qua Okinawa, hay gián tiếp qua ngã Đài Loan hoặc các tỉnh vùng biển của Trung Hoa lục địa.

Danh từ “ Karate” bắt đầu thay thế cho danh từ “Te” không biết chính xác vào năm nào, nhưng chắc chắn là trong khoảng thời gian từ năm 1784 đến năm 1903. Từ đó, khi muốn nói đến võ phái chính tông của Okinawa người ta dùng tên Karate.

kick Okinawa vùng đất tổ của Karate (phần cuối)

Nhiều tác giả nói rằng trước năm 1902 không ai biết danh từ Karate. Nhưng khi phỏng vấn một người dân Okinawa di cư sang Hawai, ông ta nói đã học môn Karate từ hồi còn thanh niên ở Okinawa đầu năm 1894 và thời đó người ta đã gọi Karate rồi. Như vậy ta tạm kết luận danh từ Karate xuất hiện vào cuối thề kỷ 19.

Trong tiếng Nhật ngày nay, chữ Karate được viết bằng hai chữ Hán là “không thủ” có nghĩa là tay không, tức là môn võ dùng tay không chứ không dùng binh khí.

Từ xưa đến nay có nhiều danh từ Hán Nhật dùng để gọi các môn võ trên đảo Okinawa: Kempo tiếng Hán là Quyền pháp có nghĩa phép dùng nắm tay để đánh.

Tode tiếng Hán là Đường thủ có nghĩa là bàn tay của nhà Đường, nghĩa rộng là quyền thuật của nhà Đường. Sở dĩ như vậy là vì văn hóa của đời Đường trong đó có võ thuật, ảnh hưởng mạnh mẽ trên lãnh thổ Nhật và người dân ở đây rất ngưỡng mộ nền văn minh của Trung Quốc.

To là đọc theo âm Hán, còn âm Nhật là Kara, cho nên Tode là Đường thủ, mà Karate cũng là Đường thủ, khi viết ra chữ Hán thì hai chữ hoàn toàn giống nhau.

Năm 1904, Karate (khi ấy còn viết là Đường thủ) chính thức được huấn luyện tại các trường công lập ở Okinawa, là một môn trong chương trình thể dục học đường. Năm 1906, một võ sư Karate người Okinawa tên là Chomo Hanagi bỏ lối viết Đường thủ mà viết thành Không thủ trong một cuốn sách của ông nhan đề: Karate Soshu Hen. Đây là lần đầu tiên chữ Kara được viết bằng chữ Hán “Không”. Tháng 10 năm 1936, tập san Ryukyu Shimpo Sha của Okinawa tổ chức một hội thảo giữa các võ sư tên tuổi: Yabu, Kiyamu, Motobun, Miyagi, Hanagi. Cuộc hội thảo kết thúc vào năm 1937, đồng ý viết chữ Karate bằng chữ Hán là Không thủ. Từ đó Karate là Không thủ đạo – môn võ tay không.

Sau năm 1903, Karate gây dựng nền đảng vững chắc qua các hệ phái (Ryu): Goju-Ryu, Shorin-Ryn, Shotokan-Ryu, Nihonkempo-Ryu, Shindo, Jinen, Wado- Ryu, Kudhin- Ryu, Kan-Ryu, Uechi-Ryu…


Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VÕ PHỤC KIM MINH
ĐC: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)

Email: vophuckimminh@gmail.com       


                  


Tin tức khác

VÕ PHỤC KIM MINH

Địa chỉ: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)

Email: vophuckimminh@gmail.com

Website: http://vophuckimminh.com

Facebook

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập: 7195148