Top

Giới thiệu bộ môn Pencak Silat

Pencak-Silat là một môn võ xuất phát từ Philippines, Indonesia và Malaysia. Do môn võ này được dùng nhiều để huấn luyện cho binh lính nên nhiều khi nó còn được gọi là võ nhà binh.



Pencak-Silat là một môn võ xuất phát từ Philippines, Indonesia và Malaysia. Do môn võ này được dùng nhiều để huấn luyện cho binh lính nên nhiều khi nó còn được gọi là võ nhà binh.

Các kiểu đánh của môn võ này khác nhau tùy theo vùng và thường mô phỏng theo động tác của các con vật. Ngày nay, môn này có rất nhiều kiểu đánh khác nhau vì mỗi võ sĩ pencak silat đều có thể tự sáng tác ra các động tác cho riêng mình để làm phong phú cho môn phái. Tuy thế, tất các các thế, pháp đều có chung một cơ sở.

Khái niệm chung:

Pencak Silat là môn võ của người Indonesia, được đưa vào thi đấu ở SEA Games lần đầu tiên tại SEA Games 15 (năm 1989 tại Malaysia) cho 2 thể loại: biểu diễn và đối kháng 

Tên gọi một môn võ ở Inđônêxia. Pencak: hệ thống tự vệ; Silat: chiến đấu. Pencak: tốc độ thao diễn chậm và dùng để tự vệ. Silat dộng tác tự do, nhanh hơn. Pecaksilat truyền bá từ lâu đời và có nhiều phát nhưng phương pháp tập luyện có nhiều phần liên quan với nhau 

Là một môn võ của nữ giới, Sumatra tạo ra. Tương truyền, Sumatra trong khi đi lấy nước đã chứng kiến hổ và đà điểu tranh hùng. Bà đã học được ngay các tư thế chiến đấu của hai con vật đó. Trở về nhà muộn và không lấy được nước, Sumatra bị chồng ghen định đánh cho một trận. Bà đã tránh được đòn và lựa thế quật ngã người chồng lỗ mãng xuống đất. Sau này, Sumatra trở thành sư tổ của môn võ này và nó được lan truyền rộng rãi. 

Pecaksilat tại Việt Nam:

Sau khi trở về từ SEA Games 15, ông Hoàng Vĩnh Giang đã mang băng video và 1 số sách về Pancak Silat giao cho ông Hoàng Vĩnh Hồ và Đỗ Hoá, với nhiệm vụ phát triển Pencak silat ở Việt Nam. Ông Hồ chịu trách nhiệm chiêu sinh. Ông Đỗ Hoá (võ sư, kiêm nhà báo) nghiên cứu các thế võ trên băng hình, các điều luật và trực tiếp truyền dạy cho học sinh. Từ Hà Nội, võ sư Đỗ Hoá đã mở rộng pencak silat đến 16 tỉnh phía nam. 

Năm 1994, giải vô địch quốc gia pencak silat đầu tiên ở Việt Nam ra đời. Năm 1995, tại SEA Games 18, pencak silat Việt Nam giành được 3 HCB và 4 HCĐ. Sau đó ông Shuhartono, cựu HLV trưởng ĐT Pencak Silat của Indonesia được mời sang hỗ trợ huấn luyện cho các võ sinh Việt Nam. SEA Games 19 tại Indonesia, pencak silat Việt Nam giành được 3 HCV, SEA Games 20 đoạt 7 HCV và đến SEA Games 22, pencak silat Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á với 11 HCV 

Võ sư Đỗ Hoá, người có công phát triển môn pencak silat ở Việt Nam đã qua đời ngày 28/12/2003 
( Áp dụng tại Sea Games)

Tập luyện

Theo truyền thống thì môn Silat được tập luyện theo kiểu có nhịp điệu dưới hình thức có vũ khí, trường côn hoặc tay không. Silat chính tông thường dùng rất nhiều đòn chỏ và gối. Các tư thế bắt chước loài vật rất quan trọng trong môn Silat, và các thế này được gọi chung là langkah, có nghĩa là các tư thế và chuyển động khi tập võ. Chẳng hạn, langkah Dua là tư thế chờ và Tiga là một thế thủ. Các langkah bao gồm rất nhiều các thế công, đỡ, tránh. Việc chọn ra một số thế nhất định sẽ xác định mỗi trường phái Silat so với các phái khác.

Nói chung, việc luyện tập yêu cầu phải nắm một loạt các langkah cơ bản, được chia nhỏ và lặp lại từ các thế tập (drill). Bước cơ bản này tập trung vào việc nắm vững một thế chắc chắn,quan trọng là tấn pháp phải vững. Bước tiếp theo chủ yếu là tập phòng thủ và võ sinh học cách đỡ và tránh đòn đánh của võ sinh cấp trên. Bước thứ ba tập trung vào việc sử dụng các đòn chân gồm đá tống, đá vòng cầu và đá đạp: di chuyển và tấn công. Ở bước thứ tư, võ sinh học cách đỡ và tránh các đòn chân như gạt tay và bắt chân. Ở bước thứ năm, võ sinh học cách biến hóa các tư thế bằng cách đánh trả từ tư thế tấn thấp. Cách luyện tập kiểu này sẽ được hoàn chỉnh thêm về sau bằng các kỹ thuật khóa, cắt, tấn, hay học cách sử dụng vũ khí và một tá các đòn atémis có tên là "rahassa". Ở cấp cao hơn, võ sinh được tập chuyên về "chiến vũ" tức "Silatador" để có thể sử dụng một cách thành thạo các kỹ thuật võ học.


1. Điều lệ thi đấu:
- Mỗi trận gồm hai võ sĩ 
Thời gian thi đấu 
- Các trận diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 2 phút (Thời gian thi đấu chính thức), giữa mỗi hiệp nghỉ 1 phút. 
- Khoảng thời gian đếm các võ sĩ bị trúng đòn hợp lệ không tính vào thời gian thi đấu chính thức. 

2. Một số quy định:
Võ đài 
- Võ đài có thể đặt trê mặt đất hoặc trên bục , phủ trên mặt sàn đài là một tấm thảm không nảy, có đội mềm, có bề dày tối đa là 5cm. 
Mặt thảm được phủ một tấm bạt hình vuông, kích thước 9x9m bằng vật liệu không trơn. 
- Võ đài hình vuông có kích thước 7x7m. Trong hình vuông có kẻ vòng tròn nội tiếp đó là vòng thi đấu. 
- Chiều rộng vạch giới hạn của vòng đấu và võ đài là 5cm. 
- Trung tâm của vòng đấu kẻ vòng tròn có đường kính 2m, có vạch giới hạn rộng 5cm. Vòng tròn này là khoảng cách tối thiểu cho 2 võ sĩ khi bắt đầu trận đấu. 
- Góc của hai võ sĩ trước khi bắt đầu trận đấu là 2 góc chéo nhau đối diện nhau ngoài vòng đấu. 2 góc này gọi là góc trung lập. 

Trang phục thi đấu 
- Võ phục mà đen 
- Giáp che thân 
- Bảo hiểm hạ bộ 

Trang bị khu võ đài 
- Một xô nước, giẻ lau sàn và thảm chùi chân 
- Đồng hồ thi đâú 
- Một chiếc cồng hoặc một thiết bị tương đương 
- Đèn báo hoặc 1 loại kí hiệu khác để xác định mỗi hiệp 
- Đèn đỏ hoặc xanh hoặc một loại kí hiệu khác báo hiệu người thắng cuộc 
- Các thiết bị khác 

Một số thuật ngữ 
- Tanding: đối kháng 
- Seni: Biểu diễn (quyền) 
+ Tunggal: đơn luyện 
+ Ganda: song luyện 
+ Regu: tam luyện 

3. Các nội dung thi đấu:
Phân hạng cân: 
Các hạng cân 
- Đối với Nam 
+ Nhóm trẻ: Từ 14- 17 tuổi 
Hạng A: Từ 33-36 kg 
Hạng B: Từ 36-39 kg 
Hạng C: Từ 39-42 kg 
Hạng D: Từ 42-45 kg 
Hạng E: Từ 45-48 kg 
Hạng F: Từ 48-51 kg 
Hạng G: Từ 51-54 kg 
Hạng H: Từ 54-57 kg 
Hạng I: Từ 57-60 kg 
+ Nhóm trưởng thành: Từ 17 - 35 tuổi 
Hạng A: 45 kg 
Hạng B: Từ 45-50 kg 
Hạng C: Từ 50-55 kg 
Hạng D: Từ 55-60 kg 
Hạng E: Từ 60-65 kg 
Hạng F: Từ 65-70 kg 
Hạng G: Từ 65-70 kg 
Hạng H: Từ 75-80 kg 
Hạng I: Từ 80-85 kg 
Hạng J: Từ 85-90 kg 
Hạng vô địch trên 90 kg không tổ chức thi đấu 

- Đối với Nữ 
+ Nhóm trưởng thành : Từ 17 - 35 tuổi 
Hạng A: Từ 40-45 kg 
Hạng B: Từ 45-50 kg 
Hạng C: Từ 50-55 kg 
Hạng D: Từ 55-60 kg 
Hạng E: Từ 60- 65 kg 
Không tổ chức hạng cân trên 60 kg


Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VÕ PHỤC KIM MINH
ĐC: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)

Email: vophuckimminh@gmail.com       

                


Tin tức khác

VÕ PHỤC KIM MINH

Địa chỉ: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)

Email: vophuckimminh@gmail.com

Website: http://vophuckimminh.com

Facebook

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập: 7932975