Top

Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10)

Trong thời gian tôi bị cải tạo, võ sư Trần Huy Phong là người điều hành Vovinam, ông cũng đi học tập nhưng chỉ một thời gian ngắn. Khi trở về tôi nhận thấy về mặt đời sống vật chất ông Trần Huy Phong có khá lên, có lẽ một phần cũng nhờ vào việc điều khiển môn phái trong thời gian vắng tôi.

Trong nội bộ lúc bấy giờ có nhiều lủng củng, nổi cộm nhất là việc xét thăng đai, mỗi người làm một cách nên nảy sinh bất hòa và tỵ hiềm với nhau.

 Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10)

Tôi mới trở về mọi người đã vội vàng yêu cầu phân xử, cứ tưởng chức Chưởng môn tôi nói ra điều gì anh em cũng răm rắp nghe theo.

Thật là sai lầm khi nghĩ rằng người lãnh đạo cứ việc làm theo ý mình là được mọi người tuân phục. Một người Chưởng môn sáng suốt phải biết được ý nguyện của tất cả môn sinh và giúp họ thực hiện ý nguyện đó, như vậy mới tranh thủ được sự đồng lòng của mọi người và khi đó lệnh của Chưởng môn sẽ được hưởng ứng hoàn toàn.

 Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10)

Một số người làm áp lực, yêu cầu tôi phạt võ sư Nguyễn Văn Nhàn, môn sinh đồng thời là nghĩa tử của tôi. Vào khoảng thời gian 1975, Nhàn là một trong những học trò gần gũi với tôi nhất, tự nguyện đến ở nhà tôi, đỡ đần gia đình tôi khi tôi đi học tập cải tạo. Võ sư Nhàn cũng là người đã hướng dẫn Nguyễn văn Sen gắn bó với Vovinam là môn sinh thân cận nhất của tôi. Sen và Nhàn là anh em kết nghĩa.

Sau năm 1975 võ sư Nhàn qua Pháp, nghe tiếng ông mọi gười rất vị nể dù sao đó cũng là nghĩa tử của Chưởng môn.. Ông Nhàn đã thẳng thừng phê phán các võ sư ở Pháp rằng họ đã làm không đúng với đường lối tôn chỉ của Vovinam. Ông còn nói thẳng với Trần Nguyên Đạo : » Chú phải về nước học thêm ít nhất là ba năm nữa mới đủ sức để dạy võ ». Từ đó mà nảy sinh mối bất hòa ngấm ngầm giữa ông Nhàn và một số võ sư.

Khi sang Pháp, ông Nhàn dạy Vovinam cho nhiều người, trình độ ông thuộc Hồng đai Đệ nhất cấp, có lần do yêu cầu công việc ông thăng đai cho môn sinh lên Hoàng đai Đệ nhị cấp, điều đó không hẳn là sai, nhưng do sự đố kỵ lúc đó, một số võ sư yêu cầu tôi áp dụng hình phạt.

Trên thực tế thì việc xét đẳng cấp đai có nhiều điểm tế nhị và phức tạp, không phải trường hợp nào cũng xét giống nhau. Có người tuy chưa đạt yêu cầu nhưng vì nhiệm vụ họ đang giữ đòi hỏi phải mang đến cấp đai tương ứng để làm việc, nhưng như thế thì phải công khai giải thích cho mọi người hiểu.

Do tình hình nội bộ bất ổn lúc đó, một số người muốn tôi chứng tỏ cho thấy sự công tâm của Chưởng môn đối với những hành vi sai phạm. Cụ thể là ngay cả nghĩa tử của mình, một môn sinh thuần hành và được mọi người vị nể, cũng vẫn bị phạt để răn mọi người.

Chuyện răn để làm gương là tốt, nhưng thật ra đây chỉ là một cách hạ uy tín nhau vì hiềm khích cá nhân, ông Nhàn bị phạt thì những người kia vui mừng. Tôi mới trở về sau một thời gian gián đoạn việc điều hành, trong tình hình rối ren bị phân hóa lúc đó, tôi đành chiều lòng để giữ yên nội bộ.

Gần mười năm ngưng hoạt động, các võ sư Vovinam – Việt Võ Đạo trong nước đã quên nhiều đòn thế, bài bản, do đó bắt đầu có hiện tượng mạnh ai nấy làm. Đó là tình hình môn phái trong năm 1989 khi tôi trở về nắm lại việc điều khiển. Nhưng nhờ truyền thống gắn bó, hòa đồng lâu nay nên khi mọi người cùng ngồi lại ôn tập với nhau, mỗi người nhớ một đoạn đã ghép lại đầy đủ giáo án cũng như tài liệu cơ bản của môn phái.

Tôi liên tục mở những lớp tập huấn thống nhất chương trình. Trước năm 1975 chỉ có vài môn sinh đạt trình độ Hồng đai Đệ nhất cấp, sau năm 1989 tôi soạn thảo thêm chương trình đầy đủ từ Hồng đai Đệ nhất cấp đến Hồng đai Đệ lục cấp. Mọi cơ cấu tổ chức, phân công, phân nhiệm, kỳ hiệu, phù hiệu, danh xưng vẫn được áp dụng theo Qui lệ môn phái viết năm 1964.

Riêng Tổ đường có thêm phù hiệu mũi tên chỉ lên trời với bốn vòng xanh, vàng, đỏ, trắng bọc bên ngoài vòng âm dương và bản đồ Việt Nam.

Nội dung một số bài viết của tôi được các nhạc sĩ phổ nhạc, chúng tôi sử dụng làm nhạc hiệu của môn phái Vovinam. Ngoài ra còn có các bài hát nay đã trở nên quen thuộc với môn sinh Vovinam nhưVovinam tâm ca, Tiễn biệt Sáng Tổ, Theo dấu một ánh sao, Thanh niên Việt Võ Đạo. v.v…

Trong thời gian tôi vắng mặt, một số võ sư đi ra nước ngoài quảng bá và phát triển Vovinam. Trước đây mỗi khi chỉ định một môn sinh về dạy võ ở tỉnh nào thì chính tôi đi mua vali, sắm sửa quần áo, đưa một ít tiền để họ tiêu xài trong vài tháng đến khi có được thu nhập ổn định để họ tự túc sinh sống. Nay các võ sư tự phát đi ra nước ngoài, do đó khi mới về tôi chưa nắm vững tình hình nên cũng không điều hành họ được.

Thành công trong việc quảng bá Vovinam ra thế giới từ sau năm 1975 là công lao của các võ sư sinh sống ở nước ngoài, phải công bằng ghi nhận công lao của họ mặc dù đó hoàn toàn là việc tự phát. Nhưng mỗi sự việc đều phải tùy thời, ở giai đoạn trước việc làm này có thể chấp nhận được, vì nếu thúc thủ chờ lệnh trên trong khi tôi vắng mặt thì môn phái không phát triển, cho nên việc tự phát ngày xưa là tốt thậm chí là công trạng. Vovinam chưa được bên ngoài biết tới, nhờ tự phát, võ sư học được đến đâu dạy đến đấy, mà môn phái được nhiều người biết tới.

Theo đề nghị của các võ sư hải ngoại, tôi chỉ thị họi Đại hội võ sư hải ngoại bầu Ban chấp hành và Thường vụ để làm gạch nối giữa văn phòng Chưởng môn và các võ đường tại nhiều nước khác nhau. Trong nước cung cấp tài liệu học tập cho hải ngoại còn Ban chấp hành và Thường vụ thì chuyển thỉnh nguyện của các võ sinh và huấn luyện viên về cho trong nước, phối hợp tổ chức chấm thi và tổ chức các lễ lớn của môn phái như lễ tưởng niệm Sáng Tổ.

Ngày 12 tháng 05 năm 1989, tôi gởi một Chỉ dụ cho toàn thể môn đồ của Vovinam tại hải ngoại nội dung như sau :

 Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10) Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10) Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10)Tuy hiên, Ban chấp hành hải ngoại làm việc được một thời gian thì tan rã do nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Kể từ đó tôi chủ trương để Vovinam tại hải ngoại tiếp tục tự phát theo khuynh hướng, tâm cơ của mỗi người. Sau đó, căn cứ vào thành quả hoạt động cụ thể mỗi nơi mà công nhận hoặc hỗ trợ nếu có yêu cầu. Qua hoạt động phát triển môn phái, các môn sinh có dịp phát huy khả năng, tư cách, nhiệt tâm, đức hạnh. Ai có sức thu phục tất nhiên sẽ lãnh đạo được mọi người.

Thời kỳ những năm 90 là giai đoạn hết sức khó khăn cho tôi. Với cương vị Chưởng môn, tôi ý thức rằng đây không phải là một chức vụ tọa hưởng mà là một sứ vụ nặng nề, phải gạt bớt riêng tư, hiến thân phục vụ, lời nói phải trước sau như một, việc làm phải minh bạch, chín chắn, không bao giờ có những thay đổi đột xuất. Và nhất là phải công minh chính trực, không yêu ghét nhỏ nhen.

Tôi nỗ lực lo ổn định việc điều hành môn phái, cố gắng sao cho cả trong và ngoài nước trở thành một khối thống nhất và tận dụng mọi nhân lực của môn phái cũng như xây dựng một tòa nhà, thành phần mở trường trực tiếp dạy võ là nền móng, thành phần lãnh đạo là mái nhà. Nhưng dù nền móng có vững chắc, mái che có tốt, cũng vẫn chưa đủ để làm nên một tòa nhà bề thế, mà phải xây dựng đầy đủ những bức tường với sự thiết trí trang hoàng nội thất thích hợp.

Cuối năm 1992, nhân buổi họp mặt cuối năm trước các võ sư Hồng đai và các Trưởng câu lạc bộ Vovinam trong nước, tôi đã đọc bài sám hối trước anh linh Sáng Tổ Nguyễn Lộc như sau :

 Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10) Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10) Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10)Thế rồi theo quy luật của cuộc sống, hết trầm rồi phải thăng, hết suy rồi tới thịnh, hết tan phải hợp, ovinam – Việt Võ Đạo dần dà đi vào nề nếp. Sau một thời gian phân hóa xáo trộn, lòng người lại càng thêm gắn bó.

Còn nữa

 

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VÕ PHỤC KIM MINH
ĐC: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)

Email: vophuckimminh@gmail.com       

 

Tin tức khác

VÕ PHỤC KIM MINH

Địa chỉ: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)

Email: vophuckimminh@gmail.com

Website: http://vophuckimminh.com

Facebook

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập: 7198954