Danh mục sản phẩm
Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P9)
Dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm môn võ Judo thịnh hành, được đem dạy trong các trường học và trong quân đội. Thời kỳ Chính phủ của ông Trần Thiện Khiêm, lực lượng Đại Hàn vào Việt Nam đã đưa theo môn võ Taekwondo vào, môn sinh theo học môn võ này còn được tặng quà cáp và cấp tiền.
Đến năm 1966 nổi lên phong trào người Việt Nam học võ Việt Nam thì Vovinam bắt đầu phát triển mạnh mặc dù môn sinh theo học môn này phải đóng tiền. Vovinam được dạy hầu hết trong các trường danh tiếng thời bấy giờ như Gia Long, Trưng Vương, Pétrus Ký, Chu Văn An, Lê Văn Duyệt, Cao Thắng…và một số các trường Đại học. Thời kỳ từ năm 1970 đến năm 1974 là giai đoạn phát triển mạnh nhất của Vovinam.
Việc quảng bá Vovinam ngày càng mở rộng, tôi chỉ định các môn sinh ưu tú phụ trách các Cục huấn luyện ở khắp miền Nam, Cục huấn luyện miền Trung mở tại tỉnh Khánh Hòa do vó sư Trịnh Văn Mão tự Ngọc Minh phụ trách, Cục huấn luyện miền Đông tại Bình Dương do võ sư Ngô Kim Tuyền trông coi, còn võ sư Nguyễn Văn Nhàn một môn sinh đồng thời là nghĩa tử của tôi giữ chức Cục trưởng Cục huấn luyện miền Tây, trụ sở đặt tại Cần Thơ.
Từ năm 1974 Vovinam bắt đầu phát triển ra quốc tế do Giáo sư Phan Hoàng phổ biến đầu tiên. Dưới thời Ngô Đình Diệm ông trốn ra nước ngoài rồi học thi lấy ba bằng tiến sĩ đều hạng ưu, được người nước ngoài vị nể. Ông Phan Hoàng có học võ với Sáng Tổ một thời gian. Đối với tôi ai học võ với Sáng Tổ dù chỉ một ngày cũng là anh em đông môn.
Do nhu cầu phát triển quốc tế, tôi chính thức giao trọng trách thành lập liên đoàn Vovinam – Việt Võ Đạo tại Pháp cho Giáo sư Phan Hoàng làm Chủ tịch với ban điều hành gồm năm võ sư nổi tiếng là lão võ sư Nguyễn Dân Phú, võ sư Hoàng Nam, võ sư Bùi Văn Thịnh, võ sư Nguyễn Trung Hòa và võ sư Phạm Xuân Tòng. Ngoài ra ông Hoàng còn kiêm nhiệm đại diện phong trào Việt Võ Đạo ở Âu Châu và Phi Châu.
Thời kỳ sau năm 1974, ông Phan Hoàng giúp đỡ cho người em út của ông Trần Huy Phong là Trần Phụng Dương (về sau đổi là Trần Nguyên Đạo) sang pháp du học, khi đó ông Đạo đang là môn sinh Vovinam ở cấp hoàng đai. Ông Phan Hoàng không giỏi Vovinam nhưng có uy tín trong tất cả các võ sư ngoại quốc nên đỡ đầu cho ông Trần Nguyên Đạo mở lớp dạy Vovinam rất thành công.
Thêm vào đó, những du học sinh là môn sinh Vovinam – Việt Võ Đạo đi du học trước và sau năm 1975, sau khi tốt nghiệp cũng mở lớp dạy Vovinam, nhưng chỉ là phong trào tự phát chứ không do môn phái cắt cử. Do vậy việc giảng dạy không thống nhất và đồng nhất, khả năng võ thuật của các đương sự cũng bị hạn chế.
Tháng 5 năm 1975, Sau khi giải phóng, tôi bị đưa đi học tập cải tạo. năm đầu tiên tôi bị giam ở khám Chí Hòa, gia đình không được phép thăm nuôi. Thời gian đầu tôi hy vọng chỉ bị cải tạo ba tháng vì nghĩ rằng mình không làm chính trị, nhưng sau ba năm vẫn chưa được về tôi đoán rằng có lẽ phải kéo dài đến mười năm. Quả nhiên phải hơn mười ba năm tôi mới được trở về.
Thời kỳ hơn mười năm từ sau năm 1975, trong thời gian tôi đi học tập cải tạo, môn phái lâm vào tình trạng hỗn loạn.
Khi nghe tin tôi đi học tập cải tạo, võ sư Nguyễn Văn Nhàn – lúc đó đang phụ trách Cụ huấn luyện miền Tây của Vovinam – trở về Sài Gòn đến sống ở nhà tôi tại đường Sư Vạn Hạnh, dù ông còn bố mẹ và đông anh chị em. Ông cùng người em kết nghĩa là võ sư Nguyễn Văn Sen tự nguyện đến chăm sóc mẹ tôi và đỡ đần em gái tôi lúc đó đang một nách hai con, đứa bé được sáu bảy tháng, đứa lớn được ba tuổi, còn chồng bị đi cải tạo.
Trong trại giam Chí Hòa, tất nhiên cuộc sống rất gay go, phải chung đụng với cả những thành phần cao bồi du đãng nhưng tôi vẫn cố gắng sống chan hòa với mọi người, coi như cùng cảnh ngộ.
Sang năm thứ hai tôi được phép nhận quà của gia đình. Khi có quà bao giờ tôi cũng phân chia cho tất cả mọi người, có nhiều biếu nhiều, ít biếu ít, gọi là có qua có lại. Đám cao bồi du đãng tại đây hễ thấy ai có quà đều xin. Tôi có nguyên tắc của mình, có thứ tôi biếu đều cho mọi người, riêng vài món đặc biệt tôi chia làm ba phần, một phần biếu cho cả phòng, phần thứ hai chia cho những người có quan hệ thân hơn và phần còn lại giữ riêng cho mình.
Trong hoàn cảnh phức tạp tại đây, muốn sống yên ổn không phải là chuyện đơn giản. vài người xử sự không khéo, khi mới vào có thái độ cách biệt xem nhẹ đám cao bồi, đến khi chúng dọa nạt thì tỏ ra sợ sệt. Khi có thức ăn ngon như giò chả lại giữ riêng, vài ngày thức ăn bị hỏng rồi mới đem cho, người ta vẫn nhận vì trong cảnh thiếu thốn món gì cũng ngon, nhưng họ hậm hực trong lòng.
Có lần tôi chia quà thăm nuôi cho mọi người xong, một tay du đãng hỏi xin phần tôi cất riêng thì tôi nhẹ nhàng : « Các con thấy có bao giờ bố ăn một mình đâu, bố chia đều cho cả anh em. Các con lanh lợi có thể xin thêm được người này người khác, ở đây có những người hơi nhút nhát không dám xin ai bao giờ, bố để dành giúp cho họ ». Tôi nói thế nhưng hôm sau nó vẫn tới hỏi, tôi cũng nhất định từ chối, không để bị lợi dụng.
Đôi khi chúng hỗn với tôi thì tôi nhịn cho qua, nhưng nếu hỗn với người khác thì tôi có thái độ ngay, đó là quan điểm sống của tôi, bênh người cũng là giữ cho mình. Khi chúng gây sự với người khác, nếu mình ôn hòa khéo léo can thiệp, về sau nếu có người động đến mình thì tất nhiên sẽ có đồng minh. Con nhà võ có lợi thế ở điểm không phải sợ ai. Nhiều người yếu đuối nên thành nhu nhược, thấy bọn du côn đàn áp người khác không dám có thái độ, khi chúng động đến chính mình họ mới phản ứng thì trễ rồi.
Do đó thời gian này tôi ở phòng nào thì phòng đó tương đối ổn định, vừa có lộn xộn tôi hòa nhã can thiệp ngay. Lẽ thường bọn du côn cũng tìm người yếu để dọa dẫm, nếu mình để yên cho nó bắt nạt, trước sau gì chúng cũng sẽ khống chế tất cả mọi người.
Trong suốt hơn 13 năm học tập cải tạo, trải qua nhiều địa điểm khác nhau từ Thuận Hải, Phú Khánh, Xuân Phước, Xuân Lộc…, tôi luôn giữ tâm mình thanh thản, nhường nhịn mọi người, cùng chia sẻ khó khăn với nhau, gặp chuyện bất đồng thì can thiệp. Ban quản giáo thấy tôi lớn tuổi lại có uy tín trong đám tù nên có ý cho tôi học nghề để tránh khỏi làm việc nặng nhọc nhưng tôi từ chối. Họ đề nghị tôi đi kiểm soát chỗ này chỗ kia, nếu thấy ai có ý trốn trại thì báo cáo, tôi cũng không nhận làm. Do vậy anh em ai cũng quý, tôi lớn tuổi nhưng có sức khỏe, việc làm gì nặng nhất tôi luôn xung phong cùng làm với anh em.
Khi cần thiết tôi cũng có thái độ cương quyết nhưng chừng mực nên không xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Chẳng hạn có lần khi đi lao động, một số anh em lười biếng không chịu làm, dãy người sắp thành hàng dài, người đứng trước không nhúc nhích khiến tôi phía sau phải đứng yên theo, thế nhưng tôi lại bị cán bộ phạt. Lần đầu tôi chấp nhận, nhưng sau đó lại phạt nữa thì tôi phản ứng, cho rằng họ phải phạt những người đứng trước chứ không phải tôi. Tôi nể cán bộ nhưng nếu làm quá đáng thì không được. Thấy tôi cãi họ dọa bắn, tôi nói : « súng để dành bắn kẻ thù chứ sao lại bắn chúng tôi, không nên lãng phí đạn kiểu đó. Vả lại tôi không làm gì sai trái cả ».
Trong suy nghĩ của tôi, nếu lần đầu họ phạt không đúng mà mình có thái độ ngay thì không hay, đến khi họ phạm thêm nhiều sai lầm bắt buộc mình phải phản ứng. Đó cũng là nguyên tắc của Vovinam, đầu tiên là nhu, khi nào thái quá mới cương.
Sau hơn 13 năm qua nhiều trại cải tạo, đến năm 1988, trước Tết âm lịch mấy ngày tôi được trả tự do.
Còn nữa
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
VÕ PHỤC KIM MINH
ĐC: 2/51 Diệp Minh Châu, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0916 34 44 94 (Ms Thái)
Email: vophuckimminh@gmail.com
Tin tức khác
- Tiểu sử võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc
- Đặc trưng cơ bản của vovinam
- Cấp bậc đai trong Vovinam
- 10 điều tâm niệm của môn sinh vovinam
- Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P12)
- Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P11)
- Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P10)
- Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P8)
- Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P7)
- Hồi ký của cố võ sư Chưởng môn Lê Sáng (P6)
-
Giá: 260.000
-
Giá: 175.000
-
Giá: 620.000
-
Giá: 280.000
-
Giá: 150.000
-
Giá: 150.000
-
Giá: 150.000
-
Giá: 150.000